Phân loại và so sánh các loại bơm màng phổ biến hiện nay
2. Cấu tạo cơ bản của bơm màng
Một chiếc bơm màng tiêu chuẩn sẽ bao gồm những bộ phận chính sau:
Màng bơm (Diaphragm): Thường được làm bằng vật liệu đàn hồi như Teflon, Santoprene, Viton… Màng là bộ phận tạo ra sự chênh lệch áp suất để hút và đẩy chất lỏng.
Buồng bơm: Là nơi chứa chất lỏng trong quá trình hút và đẩy. Buồng này được chia làm hai phần, mỗi bên một màng bơm.
Van một chiều (van bi hoặc van trượt): Cho phép chất lỏng chỉ đi theo một chiều duy nhất, giúp tránh hiện tượng trào ngược.
Đầu bơm (pump head): Là nơi tiếp xúc trực tiếp với chất bơm, thường được làm bằng nhựa PP, inox, nhôm, PVDF tùy theo yêu cầu về độ bền hóa học.
Cổng hút và xả: Nối với hệ thống đường ống để đưa chất lỏng vào và ra khỏi bơm.
Bộ điều khiển khí (nếu là bơm màng khí nén): Hệ thống phân phối khí vào hai bên màng để tạo chuyển động tịnh tiến qua lại.
2. Phân loại theo vật liệu chế tạo
Tùy theo yêu cầu về khả năng chống ăn mòn, chịu nhiệt, bơm màng còn được phân loại theo vật bơm màng liệu:
Vỏ bơm:
Nhôm: Chịu lực tốt, giá thành rẻ, dùng cho bơm nước sạch, dầu nhẹ.
Gang: Cứng, bền, dùng cho các ứng dụng công nghiệp nặng, bùn thải.
Inox 304/316: Chống ăn mòn, dùng trong thực phẩm, hóa chất ăn mòn nhẹ đến mạnh.
Nhựa PP, PVDF: Chịu hóa chất cực tốt, dùng để bơm axit, bazơ, dung môi mạnh.
Màng bơm:
Santoprene: Đa năng, chống hóa chất trung bình, tuổi thọ cao.
Teflon (PTFE): Chịu axit mạnh, dung môi hữu cơ, nhưng giòn, giá cao.
Viton: Chịu nhiệt tốt (tới 150°C), kháng dung môi.
Buna-N (Nitrile): Kháng dầu, giá rẻ, dùng cho bơm dầu, xăng nhẹ.
Comments on “Các ngành công nghiệp sử dụng bơm màng”